Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Ngó sen có chữa được bệnh viêm xoang không?

Trong các món ăn hàng ngày người ta hay dùng ngó sen để nấu các món ăn ngon món gỏi, hay xào, ăn lẩu,…ngó sen có tính hàn ăn vào rất mát nên giúp trị sốt, giúp thanh nhiệt, ho ra máu, và đối với người say rượu có triệu chứng khát nước liên tục khá hiệu quả.
Người ta chia ngó sen ra làm 2 loại tuỳ vào từng loại sẽ có công dụng khác nhau. Đối với ngó sen nếp, thân trắng, vỏ mỏng, đốt ngắn và thân phải mềm mới ngon. Đối với ngó sen tẻ thân màu hồng, vỏ mỏng có những đường nhân nhăn hiện rõ, khi ăn hơi cứng.
Công dụng chính của ngó sen
Dân gian hay dùng ngó sen tươi nấu nước hoặc nấu canh để trị sốt nóng, tiểu ra máu, chảy máu mũi, nóng trong người. Thành phần ngó sen quan trọng nhất là đốt ngó sen là vị thuốc cầm máu rất tốt. Ngời ta thường dùng 6 – 7 đốt ngó sen giã lấy nước uống với đường giúp cầm máu tốt.
Hiện nay người ta phát hiện ra bài thuốc ngó sen chữa viêm xoang khá hiệu quả. Bài thuốc này đòi hỏi phải kết hợp với 3 vị thuốc Nam khác là gừng tươi, hạt ké đầu ngựa và tân di (thuốc bắc).
cong dung ngo sen chua viem xoang Ngó sen có chữa được bệnh viêm xoang không?
Công dụng ngó sen chữa viêm xoang
Bài thuốc điều trị bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn làm sạch mũ và điều trị
Để làm sạch mủ áp dụng theo phương pháp sau: Dùng 6gr gừng tươi kết hợp với 30gr ngó sen rồi đem giã nát bỏ vào khăn sách đắp lên trán, không để dính vào mắt vì gừng rất cay. Sau khoảng 30-60 phút có cảm giác buồn nôn và nôn ra mủ. Làm liên tục mỗi ngày 2 lần cho đến khi không còn nôn ra mủ. Trường hợp này áp dụng khá hiệu quả cho người bị làm mũ hoặc viêm mũi dị ứng.
Sau khi tiêu diệt sạch mủ không còn mũ áp dụng phương pháp chống sưng viêm bằng cách lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột. Tân di (trọng lượng bằng 1/2 hạt ké) đem sao khô, tán thành bột. Mỗi ngày nên uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần dùng khoảng 2 thìa cà phê, hoà chung với nước ấm là tốt nhất. Dùng đều đặn trong 2 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị bên bảo quản và vệ sinh mũi thật kỹ bằng cách đeo khẩu trang tránh bụi và không khí ô nhiễm xâm nhập. Khi trời lạnh nên giữ ấm mũi tránh căn bệnh tái phát trở lại.