Thứ nhất,
nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có tính ôn ấm và bồi bổ dương khí.
>>>> cay an xoa
Mùa xuân, vạn vật phục hồi, dương khí thịnh, khí dương trong nhân thể
cũng tăng lên, lúc này rất cần phải dưỡng dương. Khí dương chính là động
lực và năng lượng của sự sống. Theo đó, về mùa xuân nên dùng nhiều các
thực phẩm như tỏi, gừng, hành, hẹ, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài,
thịt chó, thịt dê, thịt chim sẻ, tôm... và những đồ ăn thức uống có tính
cay ấm để sinh phát dương khí.
Thứ hai,
nên ăn nhiều đồ ngọt, ăn ít chất chua. Y học cổ truyền cho rằng, tỳ vị
là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá khí huyết của cơ thể. Tỳ vị
vượng thịnh thì cơ thể khỏe mạnh và sống lâu. Nhưng vào mùa xuân can khí
làm chủ, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ. Theo học thuyết Ngũ hành, mộc
khắc thổ cho nên mùa xuân can khí vượng thịnh dễ làm hại tỳ vị, ảnh
hưởng không tốt đến chức năng tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Dinh dưỡng
học phương Đông cho rằng, năm vị quy vào năm tạng: vị chua vào can, vị
ngọt vào tỳ, vị cay vào phế, vị đắng vào tâm, vị mặn vào thận.
Canh ngân nhĩ - món ăn thanh đạm, tốt cho cơ thể.
|
Thứ ba,
ăn uống nên thanh đạm và đa dạng. Thức ăn béo ngậy thường khó tiêu, khó
hấp thu và dễ gây cảm giác ngấy chán khiến người ta cảm thấy mệt mỏi,
đầy bụng, chậm tiêu. Bởi vậy, về mùa xuân ăn uống cần phải thanh đạm,
hạn chế ăn những đồ béo ngậy, nhiều mỡ động vật, các món ăn chiên xào,
quay rán… Đồng thời phải đa dạng hóa các đồ ăn thức uống, biết phối hợp
các món ăn với nhau sao cho hợp lí và khoa học, kết hợp hài hòa giữa các
thức ăn thô và tinh, khô và loãng, mặn và chay, thịt cá và rau quả… như
vậy mới giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tinh lực ngày
xuân trở nên dồi dào.
>>>> cay an xoa
Thứ tư,
nên ăn nhiều rau quả tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một mùa
đông lạnh giá cơ thể thường lâm vào tình trạng thiếu vitamin, chất
khoáng, các nguyên tố vi lượng và tân dịch. Đó là nguyên nhân gây nên
các chứng bệnh như viêm niêm mạc miệng, viêm mép, viêm lưỡi, quáng gà,
viêm da, ho khan, viêm họng, khô miệng... Bởi vậy, việc trọng dụng các
loại rau quả tươi vốn chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng trong
chế độ ăn là hết sức cần thiết, trong đó đặc biệt chú ý dùng các loại
rau, quả như cam quýt, dưa hấu, táo, chuối tiêu, rau hẹ, rau chân vịt,
măng, cà rốt, củ đậu, củ mài, hạt dẻ, mã thầy, ngó sen, giá đỗ, cà chua,
sắn dây, các loại nấm...
Thứ năm,
nên ăn những loại thực phẩm có công dụng giải nhiệt bên trong. Trong y
học cổ truyền, nhiệt bên trong được gọi là nội nhiệt hay uất nhiệt. Theo
quan niệm của Đông y, vào mùa đông để chống chọi với giá rét người ta
thường mặc nhiều quần áo, ăn uống nhiều đồ cay nóng, thậm chí dùng rượu
thái quá nên cơ thể tích nhiều nhiệt bên trong, đến mùa xuân dưới tác
động của phong khí bên ngoài, thứ nhiệt này có xu hướng phát tán ra bên
ngoài mà sinh ra các chứng váng đầu, tức ngực, phiền muộn, tứ chi nặng
nề... Bởi thế, phép dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân khuyên nên trọng dụng
những đồ ăn thức uống có công dụng thanh trừ nội nhiệt, bổ âm để dưỡng
dương như các loại dưa, củ mài, đậu đen, nước mía, nước rau má, rau diếp
cá, ngó sen, rau kim châm, ngân nhĩ, hạt sen, trà hoa cúc, trà kỷ tử,
ba ba, cá chạch, lươn...
Nguyên tắc dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân chủ yếu gồm 5 điểm nêu trên,
tuy nhiên trong quá trình vận dụng cũng phải tuân thủ nguyên tắc “Tam
nhân chế nghi”, nghĩa là phải tùy người mà dùng, tùy nơi mà dùng và tùy
lúc mà dùng. Ví như, người có bệnh đái tháo đường thì cho dù là mùa xuân
cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, người bị tăng huyết áp không nên ăn
nhiều đồ mặn, người có thể chất dương thịnh thì không nên dùng nhiều đồ
cay nóng và tráng dương, người âm thịnh thì không nên dùng nhiều đồ mát
lạnh và dưỡng âm, tiết trời trở lạnh thì không nên dùng nhiều đồ mát
lạnh...cach phan biet cay an xoa
ThS. Hoàng Khánh Toàn