Vừa qua tại TP HCM, một cô gái trẻ đã tử vong sau khi truyền dịch. Bệnh nhân Tố Uyên sốt 3-4 ngày, được
bố đưa vào Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ hôm 12/6. Với tình trạng tụt
huyết áp, cô gái được chỉ định truyền dịch. Mới truyền 50-70 cc thì tình
trạng trở nặng nên được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Quận Tân Phú
nhưng không qua khỏi. Kết quả giải phẫu thi thể cho thấy bệnh nhân tử
vong do phù phổi cấp, não phù nề.
>>>>cay an xoa
Theo bác sĩ Âu Thanh Tùng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, hầu
hết mọi người khi bị bệnh hoặc có cảm giác mệt mỏi đều mong muốn được
truyền dịch để khỏe hơn. Theo bác sĩ, quan điểm này không hoàn toàn
đúng. Truyền dịch là truyền dung dịch có chất hòa tan như đường, đạm,
béo và dung dịch chứa chất điện giải như natri clorua, kali clorua,
bicabonat, ngoài ra có những chế phẩm đặc biệt như dịch truyền abumin,
dịch truyền có yếu tố đông máu, tiểu cầu... Trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
việc này phải được tiến hành theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trong thực hành y khoa hằng ngày, những chỉ định truyền dịch bao
gồm truyền dinh dưỡng hay bù điện giải cho người bệnh trước hoặc sau mổ,
đặc biệt là mổ khi bị các bệnh lý của ống tiêu hóa, người bệnh bị hôn
mê, rối loạn nuốt hoặc các bệnh lý thực quản, dạ dày khiến họ không ăn
uống được. Cụ thể về nguyên tắc: Truyền dịch bù điện giải cho người bị
rối loạn điện giải, bù nước và điện giải cho bệnh nhân phỏng, nôn ói
hoặc tiêu chảy, truyền dịch trong bệnh nhân sốt xuất huyết nặng... Ngoài
ra có một số trường hợp đặc biệt như truyền albumine cho người bị xơ
gan, truyền yếu tố đông máu cho người bị rối loạn đông máu, truyền tiểu
cầu cho người bệnh bị xuất huyết giảm tiều cầu.
Ảnh minh họa: Wiseweek.
|
Bất cứ người bệnh nào khi truyền dịch đều có thể bị tai biến và biến
chứng. Chẳng hạn khi truyền mà dịch thoát ra ngoài sẽ gây phù tại chỗ,
viêm tĩnh mạch. Không tuân thủ vô trùng sẽ gây nhiễm trùng. Đặc biệt khi
truyền nhanh trên cơ địa người bệnh bị tăng huyết áp, suy tim và các cụ
lớn tuổi thì có thể dẫn đến phù phổi cấp, nghĩa là một lượng dịch lớn
vào cơ thể sẽ ứ lại tại phổi làm cho người bệnh ngạt thở, có thể tử
vong. Biến chứng nguy hiểm nhất là bị sốc, tụt huyết áp gây chết người
nếu không xử trí kịp. "Bất cứ người bệnh nào cũng đều có thể bị sốc với
bất kỳ loại dịch truyền", bác sĩ Tùng khẳng định.
Để phòng tránh những rủi ro khi truyền dịch, bác sĩ Tùng khuyên người
dân cần thay đổi quan điểm, nhớ rằng truyền dịch phải đúng chỉ định và
có chỉ định của bác sĩ. Thông thường nếu người bệnh còn uống được thì
tốt nhất nên chọn cách uống, còn ăn được, dù là súp hay cháo, cũng nên
chọn cách ăn.
Cơ sở y tế thực hiện truyền dịch phải có đầy đủ dụng cụ, trang
thiết bị để xử trí khi có tai biến biến chứng. Nhân viên y tế phải được
đào tạo cách nhận biết dấu hiệu người bệnh bị sốc và xử trí đúng theo
phác đồ. Khi phát hiện ca sốc do truyền dịch, phải đánh giá đúng tình
trạng người bệnh, bước đầu tiên là phải xử trí tại chỗ trước. Nếu quyết
định chuyển đến cơ sở y tế khác thì phải đảm bảo an toàn trong thời gian
di chuyển.