Có
nhiều nguyên nhân làm tăng men gan trong đó viêm gan là thường gặp
nhất. Nồng độ của men gan thường tăng tỷ lệ thuận với mức độ viêm gan.
Tuy nhiên, có những trường hợp viêm gan rất nặng nhưng nồng độ men gan
trong máu tăng rất ít. Hoặc có khi việc gia tăng nồng độ men gan không
liên quan đến viêm gan.
Nồng
độ men gan tăng bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài
gan. Tại gan có các bệnh lý: viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều
làm men gan tăng, đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần bình thường trở
lên; viêm gan mạn tiến triển; viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu bia, chất
độc, thiếu dinh dưỡng, ung thư gan…; tắc đường mật do giun, do sỏi.
Nguyên
nhân ngoài gan gồm: viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp; sốt rét, sởi,
sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn máu; nhiều bệnh mạn tính; do thuốc điều trị;
do uống nhiều bia rượu, không khí bị ô nhiễm nặng…
Khi men gan cao có nguy cơ gì?
Nồng
độ men gan cao phản ánh tình trạng tế bào gan đang bị tổn thương, gan
đang bị viêm. Khi men gan tăng dưới 2 lần thì người bệnh gần như không
có biểu hiện gì. Ở giai đoạn này, sẽ rất nguy hiểm nếu uống rượu bia vì
lượng acetaldehyt là chất độc được sản sinh ra khi sử dụng bia rượu sẽ
phá hủy tế bào gan rất mạnh, có thể hủy hoại tế bào gan hàng loạt gây
viêm gan cấp, hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng.
Tăng men gan nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan.
Cách gì cải thiện tình trạng men gan cao?
Nếu
đã phát hiện mình bị tăng men gan cần giữ gìn sức khỏe, tránh làm việc
quá sức, điều trị theo lời khuyên của bác sỹ để tránh được những biến
chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.
Khi
mới phát hiện men gan tăng cao, bạn cần phải theo dõi thường xuyên xem
số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm gan để biết được tình
trạng của gan, ống dẫn mật.
Điều
cần phải ngừng ngay đó là uống rượu, bia và các loại nước uống có chất
cồn, bỏ hẳn thuốc lá. Nếu bị béo phì cần giảm thức ăn dầu mỡ, các món
chiên xào; nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng, nhiều chất đạm.
Bạn
cần phải có một chế độ ăn uống đầy đủ các vitamin cần thiết. Bổ sung
các loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A như sữa bò, lòng đỏ trứng,
rau muống, rau chân vịt, gan động vật, cà rốt, hẹ, tỏi tây, bắp cải…;
các loại thức ăn chứa nhiều vitamin B1 như: giá đỗ, hoa quả, đậu, lạc, rau xanh… Thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 như: kê, đậu nành, trứng, sữa… Thức ăn chứa vitamin B6 như gan động vật, bầu dục, thịt nạc.
Nếu
bị chỉ số men gan tăng cao thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm được
điều trị, theo dõi và xét nghiệm định kỳ vì nếu tình trạng này xảy ra
kéo dài mà không được điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ
gan, ung thư gan…
Phòng ngừa thế nào?
Cần
có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, hạn chế sử dụng rượu, bia
và các đồ uống có cồn. Bạn không nên ăn da, mỡ động vật hay các thực
phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ và tránh các gia vị cay nóng. Bạn
cũng cần bỏ hẳn việc hút thuốc lá, thuốc lào,… Nên làm công việc phù hợp
với tình trạng sức khỏe. Hàng ngày bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý,
tập thể dục nhẹ nhàng, không nên thức khuya, không nên làm các công việc
nặng nhọc quá sức. Đối với những người có nguy cơ tăng men gan như uống
rượu bia nhiều, thừa cân, béo phì…, cần đặc biệt chú ý hạn chế uống
rượu bia, bởi rượu bia hủy hoại tế bào gan rất mạnh. Bạn nên ăn nhiều
rau, củ, quả, uống đủ nước (ngày 2-2,5 lít) bằng các loại nước nấu chín
để nguội, nước canh, nước rau hay nước ép trái cây tươi… và nên ngủ đủ
(7- 8 tiếng/ ngày).