Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Chết vì tô canh cua trong tủ lạnh

Tiếc bát canh cua đặc, ngon chị Hải Hà (Gia Lâm, Hà Nội) cất vào tủ lạnh. Tối hôm sau, chị lấy ra ăn. Gần một tiếng sau, cả hai bố con chị phải nhập viện vì "miệng nôn trôn tháo".
Xem thêm: cay an xoa


Rước họa từ … thói quen

Dù đã ra viện được hơn 2 tuần nhưng nghĩ lại cảnh bố con tranh nhau chạy ra nhà vệ sinh rồi lả đi lúc nào không hay chị Hà lại rùng mình. Chị kể lại: "Nhà chỉ có hai bố con. Bình thường chị đi làm cả ngày, tối mới về ăn cơm cùng bố. Tối hôm trước bố chị hì hục nấu canh cua nhưng tối đó chị lại đi ăn với bạn nên không ăn cơm nhà. Khi về thấy bát canh cua bố phần rất ngon nhưng không thể ăn thêm được nữa, chị liền cất vào tủ lạnh để hôm sau ăn tiếp.

“Bình thường, thức ăn mặn còn thừa như thịt, cá, tôm tôi đều để lại ăn tiếp cho bữa sau. Mà cả nhà ăn mãi cũng chưa bị đau bụng bao giờ nên nghĩ để lại canh cũng không sao. Vì thế, tối hôm sau tôi vẫn lấy ra ăn. Do trời nóng, trong khi mở nắp hộp ra canh vẫn sánh màu vàng nên tôi để lạnh ăn với cà cho mát.

Chẳng thể ngờ, chỉ sau 30 phút bố tôi kêu đau bụng, đi ngoài liên tục. Cụ hơn 70 tuổi nên sau 5-6 lần đi ngoài cụ đã lả đi. Dù cố gắng nhưng tôi cũng chả khác hơn bố là mấy. Tôi chỉ kịp gọi hàng xóm rồi gần như không biết gì. Mãi đến sáng hôm sau, tỉnh lại thì đã thấy nằm trong viện”.

Theo chị Hà, các bác sĩ cho rằng bố con chị bị mất nước, trụy mạch do ngộ độc thức ăn, nguyên nhân có thể là do bát canh thừa từ tối hôm trước đã nhiễm khuẩn.


Chỉ vì bát canh cua thừa mà bố con chị Hà suýt chết.
Ths. Bs Đinh Thị Kim Liên, nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trời nắng nóng thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu người dùng không biết chế biến bảo quản đúng cách rất dễ gây ngộ độc. Nhẹ thì tiêu chảy, nặng thì mất nước trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì về nguyên tắc thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn có thể bảo quản để bữa sau dùng lại. Tuy nhiên, cần phải bảo quản đúng cách để tránh vi khuẩn có hại và nấm mốc tấn công thức ăn gây mất an toàn khi tái sử dụng, có thể gây ngộ độc.

Cụ thể với thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày. Tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản các bà nội trợ phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy để tránh lây nhiễm lẫn nhau.

Đối với thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. Khi ăn, thì nên lưu ý, ăn đến đâu lấy ra đến đó, không lấy quá nhiều để đụng đũa vào rồi mới cất đi.
Xem thêm: cay an xoa chua benh gan


“Với những thức ăn dở, muốn để lại cần phải đun sôi trở lại, để nguội rồi mới cho vào hộp kín cất tủ lạnh. Khi dùng lại các loại thực phẩm này nên nấu sôi lại lần nữa, không nên dùng lo vi sóng hâm lại. Cũng không nên vì tiếc mà sau hai bữa không ăn hết lại tiếp tục cất vào tủ, chỉ nên dùng thức ăn thừa một lần sau đó”- Ths Đinh Thị Kim Liên nhấn mạnh.

Bảo quản phải đúng cách

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến - Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, các thực phẩm sau khi lựa chọn, mua về cần chú ý tới việc bảo quản, nhất là các thực phẩm chưa được chế biến ngay. Việc bảo quản các thực phẩm đã chọn phù hợp với từng nhóm thực phẩm, điều này sẽ giúp cho việc giữ không bị mất các chất dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời đảm bảo độ tươi ngon khi chế biến món ăn.

Đối với nhóm tươi sống như rau, quả thì cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Đối với nhóm thịt, cá, hải sản nếu chưa chế biến ngay cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.

Mốt số thực phẩm khi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzyme phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin như rau, quả, trứng, sữa do đó không nên để những thực phẩm này tại ngăn đông lạnh.

PGS Mai cũng đưa ra bảng nhiệt độ và thời hạn cần thiết để bảo quản một số loại thực phẩm:

- Cá (nhiệt độ bảo quản từ 0-3 độ C) thời gian lưu trữ sau mua 3 ngày;

- Cua, tôm, sò nhiệt độ bảo quản (0-3 độ C) thời gian lưu trữ 2 ngày;

- Thịt các loại, thịt xay, thịt đã được chế biến hay gia cầm được bảo quản ở nhiệt độ như nhau từ 0-3 độ C nhưng có thời gian lưu trữ lần lượt là 3 -5 ngày, 2-3 ngày, 2-3 tuần và 3 ngày;

- Nước trái cây nên bảo quản ở nhiệt độ 0-7 độ C với thời gian lưu trữ 1-2 tuần;

- Sữa tươi bảo quản nhiệt độ 1-7 độ C với thời gian lưu trữ 5-7 ngày.

Ngoài ra, theo PGS.TS Trương Tuyết Mai thì việc sơ chế các các thực phẩm cũng cần được lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm. Bởi việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm.
http://namlimxanhtunhien.vn/wp-content/uploads/2014/06/cay-an-xoa-1106.jpg
Cụ thể, đối với nhóm rau nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan vào trong nước.

Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ.

Xem thêm: cay an xoa tri ung thu
Riêng với thịt cá tươi cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần phải rã đông thực phẩm đông lạnh nên để rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng.

PGS Mai cũng lưu ý, tất cả các nhóm thực phẩm tươi sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Sơ chế xong, để thời gian quá lâu cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten…